So sánh áo da bò và da cừu | Loại nào bền, đẹp, rẻ hơn?

Sức hút từ áo da bò và da cừu thật chưa bao giờ hạ nhiệt, là món đồ thời trang mọi quý ông luôn muốn sở hữu vì toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được 2 loại áo này. Hãy cùng Millancci so sánh áo da bò và da cừu để lựa chọn được loại phù hợp nhé!

1. Những điều cần biết về áo da bò

Da bò (Cowhide) là tấm da và lông tự nhiên, không qua quá trình tẩy trắng của bò. Mặc dù là sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm liên quan đến gia súc, da bò cũng thường được chế biến thành các sản phẩm da thuộc, được ứng dụng mạnh mẽ trong thời trang như giày, ví, túi, thắt lưng,… đặc biệt là áo da.

Áo khoác da bò đã có một lịch sử lâu đời và phong phú. Chiếc áo khoác da bò đầu tiên xuất hiện trên thị trường là vào những năm 1920, khi chiếc áo khoác mô tô (Motorcycle Jacket) cổ điển làm từ da bò trở thành một vật không thể thiếu trong tủ đồ của cánh mày râu thời đó.

1.1. Đặc điểm của áo da bò

Da bò là chất liệu thường được dùng để làm áo khoác cho nam giới. Áo khoác da bò dẻo dai, vân nhiều hạt xếp cạnh nhau, da không bị bai và ít nhăn. Sau nhiều năm sử dụng nếu biết bảo quản, áo da bò có thể bền từ hàng chục đến hàng trăm năm.

Chất liệu này còn chống bụi bẩn tốt, tránh các tác động của thời tiết nên là lựa chọn hàng đầu cho nam giới khi rong ruổi trên những con đường dài. Sự bảo vệ tối ưu và tính thoải mái mà da bò đem lại là không gì sánh được.

1.1.1. Ưu điểm

Áo da bò sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội mà những chiếc áo da thông thường không có được.

  • Mang tính thẩm mỹ cao: Áo da bò có lỗ chân lông tròn nhỏ, phân bố đồng đều, bề mặt mềm mịn, màu sắc đa dạng, mang lại vẻ đẹp sang trọng.
  • Độ bền cao và khả năng dẻo dai, chống chịu tốt: Áo da bò có tính đàn hồi cao, ít khi bị giãn, giúp bảo vệ người mặc khỏi những tác động khi vận động như ngã, xây xước, mắc vào các vật cản…
  • Dáng áo da bò tôn lên vẻ nam tính, mạnh mẽ: Áo da bò cứng cáp, dáng đứng, phẳng tự nhiên nên ít bị nhăn, tạo cảm giác mạnh mẽ và khỏe khoắn cho người mặc. Chiếc áo này rất thích hợp với những quý ông chuộng phong cách nam tính, ưa mạo hiểm.
  • Bề mặt da ngày càng bóng đẹp sau một thời gian sử dụng: Áo da bò dùng càng lâu thì bề mặt da càng bóng đẹp. Chính vì thế, các quý ông sẽ không bao giờ phải lo bị lỗi mốt khi sở hữu trong tay chiếc áo da bò.

1.1.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, áo da bò cũng có những nhược điểm riêng:

  • Áo da bò thường nặng, dày, cứng do chăm sóc không đúng cách: Tuy nhiên, điều này chỉ hay xảy ra với áo da bò kém chất lượng, áo da bò giả. Chiếc áo da bò thật sẽ mềm mại, vẫn giữ được chất lượng như cũ khi dùng lâu năm.
  • Áo da bò có khả năng giữ nhiệt kém, dễ thấm nước nhưng bù lại có khả năng cản gió cực tốt: Áo da bò cản gió tốt, không gây nóng lưng khi mặc. Vào mùa đông, các quý ông có thể mặc kèm áo giữ nhiệt bên trong là đủ ấm. Ngoài ra, cần tránh để áo tiếp xúc với nước và nơi có độ ẩm, nhiệt độ cao.

1.2. Phân loại áo da bò

Các sản phẩm da bò nói chung và áo da bò nói riêng đều có thể được xử lý theo nhiều cách khác nhau như nhuộm, tẩm sáp, dầu hay màu công nghiệp… Tuy nhiên, đặc điểm chung của các loại da bò là đều dẻo dai, đàn hồi tốt, có nhiều hạt, trọng lượng da thường nặng hơn các loại da khác.

1.2.1. Da bò vân (Full aniline)

Đặc điểm: Da bò vân là loại da cao cấp nhất hiện nay, được thuộc từ phần da lưng chọn lọc kỹ càng và sạch sẽ nhất để đảm bảo chất lượng cao. Phần da này được nhuộm bằng Anilin – một loại thuốc nhuộm đặc biệt không chứa chất tạo màu hay phẩm màu.

Anilin giúp bảo vệ các đường vân tự nhiên, các vết xước và nếp nhăn trên da tự nhiên mà không cần nhuộm màu. Do đó, nếu bạn thấy một chiếc áo làm bằng da bò vân, chắc chắn nó sẽ có mức giá không hề rẻ.

Ưu điểm: Da bò vân là loại da bò có chất lượng tốt nhất, dễ dàng thấy được bằng cảm quan. Nếu dùng lâu, da bò vân rất mềm mại và đàn hồi vì không cần quá trình xử lý làm cứng cho loại da này.

Nhược điểm: Da bò vân đòi hỏi sự chăm sóc cầu kỳ hơn so với các loại da khác vì thiếu lớp phủ bảo vệ, cần phải được làm sạch thường xuyên do dễ bị dính vết bẩn. Ngoài ra, da bò vân cũng dễ phai màu dưới ánh nắng trực tiếp.

1.2.2. Da bò sáp (Pull up aniline)

Đặc điểm: Da bò sáp là loại da được nhuộm Aniline xuyên suốt trong bể nhuộm và hoàn toàn không có chất phủ bóng bề mặt. Sau đó được đánh sáp và dầu trong suốt, tạo cho da một cảm giác rất mềm mại. Khi lớp da này bị kéo căng hay sử dụng lâu năm, những vệt màu sẽ trở nên sáng hơn hơn ở các vùng bị trầy, co kéo.

Vì là da được nhuộm Anilin nguyên chất, các vết xước, dấu hiệu mài mòn sẽ xuất hiện, các vệt sáng sẽ tăng lên theo thời gian. Da bò sáp có bề mặt nhám, tùy theo công thức xử lý và mục đích sử dụng mà lớp sáp có thể dày hoặc mỏng, khô hoặc ướt.

Ưu điểm: Da bò sáp có độ bền cao tương tự da bò vân, càng bị trầy lại càng lên màu đẹp. Vì vậy da bò sáp luôn gợi tới hình ảnh bụi bặm và phong trần pha một chút cổ điển vì hiệu ứng “cũ” của các vết xước tạo nên.

Nhược điểm: Do da bò sáp khi sử dụng lâu sẽ tạo ra nhiều vết xước sáng màu nên nhìn sẽ khá cũ kỹ. Hơn nữa, loại da này khi gặp môi trường ẩm ướt hoặc nếu không biết bảo quản sẽ dễ bị mốc.

1.2.3. Da bò hạt (Pigmented)

Đặc điểm: Cũng giống như hai loại da trước, da bò hạt cũng được xử lý bằng cách nhuộm Aniline. Tuy nhiên, bề mặt da sau đó được phủ một lớp sơn màu bảo vệ khá dày.

Người thợ da sẽ loại bỏ toàn bộ khuyết điểm và bề mặt da được dập nổi các đường vân nổi hoặc các hạt tạo nên vẻ đẹp mới lạ. Việc phủ một lớp sắc tố lên trên khiến da bò hạt sẽ có cảm giác thật hơn, tạo nên vẻ sần sùi, khỏe khoắn cho trang phục.

Ưu điểm: Da bò hạt là loại da có ít hạt tự nhiên nhất do đã qua xử lý các khuyết điểm tự nhiên của da bò. Da có khả năng chống lại mọi bụi bẩn hoặc độ ẩm bên ngoài, dễ dàng làm sạch, có độ bền và chống mài mòn cao.

Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của da bò hạt là tính đàn hồi kém do bị phủ lớp sơn dày trên bề mặt da có chứa sắc tố màu. Vì vậy cũng như với các loại da khác, bạn cần chăm sóc và bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo tính bền đẹp cho da.

2. Những điều cần biết về áo da cừu

Da cừu là sản phẩm ngày càng được ưa chuộng trong ngành thời trang đồ da bởi độ bền đẹp của chúng. Đây là loại da được thuộc từ lớp da lông cừu nguyên vẹn, mang đặc tính mềm mại, dẻo dai, có độ đàn hồi cao.

Những chiếc áo da cừu được gọi là Shearling Jacket, đã được con người sử dụng từ lâu trước khi được ứng dụng rộng rãi như ngày nay.

Vào những năm 1940, các phi công thường mặc áo khoác da cừu B3 leather bomber jacket trong quân đội. Kể từ đó, áo khoác da cừu đã được cải tiến rất nhiều, về chất lượng và kiểu dáng hợp thời nên rất được các tín đồ thời trang ưa chuộng.

2.1. Đặc điểm của áo da cừu

Áo da cừu rất mềm mịn, lỗ chân lông nhỏ nên thuận lợi cho việc nhuộm, tạo nên nhiều màu sắc đẹp, mang đến đa dạng sự lựa chọn cho người dùng. Ngoài ra, áo da cừu còn có khả năng giữ nhiệt tốt.

2.1.1. Ưu điểm

Da cừu là loại chất liệu được ưa chuộng để thiết kế áo da bởi có rất nhiều ưu điểm lớn.

  • Áo mềm, xốp, rất nhẹ: Áo da cừu khiến người mặc cảm thấy thoải mái và dễ dàng cử động. Điều này rất phù hợp cho những quý ông công sở muốn tìm một chiếc áo nhẹ nhàng để mặc hàng ngày.
  • Giữ nhiệt tốt: Áo da cừu có tính chất cách nhiệt nên mang lại cảm giác ấm áp khi mặc.
  • Có khả năng chống thấm nước cao: Lỗ chân lông da cừu cực kỳ nhỏ, phân bố đều khắp mặt da nên có khả năng chống thấm cao. Nếu mặc áo da cừu dưới trời mưa phùn, bạn có thể sẽ không bị ướt người nếu di chuyển một quãng đường ngắn.
  • Áo da cừu mặc được quanh năm: Do đặc tính áo da cừu có chứa các lỗ chân lông nhỏ li ti linh hoạt, nên mùa đông thì lỗ chân lông sẽ co lại, giữ ấm tốt. Mùa hè thì lỗ chân lông này giãn nở ra giúp thoát được nhiệt trong cơ thể.
Áo chất liệu da cừu
Áo chất liệu da cừu

2.1.2. Nhược điểm

Không thể phủ nhận những ưu điểm của áo da cừu, song loại áo này vẫn còn tồn đọng nhiều khuyết điểm tự nhiên.

  • Dễ rách, kém bền: Áo da cừu dễ bị bai giãn và rách vì khả năng chịu va đập hạn chế. Vì vậy, bạn nên chọn một chiếc áo khoác da cừu vừa vặn với cơ thể mình để có thể mặc vừa ngay cả khi áo đã bị bai theo thời gian.
  • Dễ bị nhăn khi sử dụng: Áo da cừu mềm nên cũng dễ bị nhăn khi sử dụng, khó giữ được form áo. Vì vậy bạn cần phải chăm sóc và bảo quản đúng cách để giữ cho chiếc áo da cừu luôn ở tình trạng tốt nhất.

2.2. Phân loại áo da cừu

Áo da cừu được làm chủ yếu từ hai loại cừu là cừu trưởng thành và cừu non. Mỗi loại da cừu lại mang những đặc điểm và tính chất khác nhau.

2.2.1. Áo da cừu non (Lambskin)

Đặc điểm: Áo da cừu non được thuộc từ da của những chú cừu chưa trưởng thành. Loại da này nhẹ và mịn, có độ dày từ 0,7 mm – 0,9 mm. Khi đưa ra ánh sáng mặt trời, da có ánh xanh đỏ; dễ nhăn và thấm nước.

Do cừu chưa trưởng thành có kích thước da nhỏ, mềm và mỏng hơn cùng tính đàn hồi cao và công nghệ thuộc da phức tạp nên giá đắt hơn da cừu trưởng thành.

Ưu điểm: Da cừu non rất dẻo, mềm mại và cực kỳ nhẹ.

Nhược điểm: Vì quá mềm mại, da cừu non dễ bị trầy xước, nhạt màu và để lại các vết bẩn không đáng có. Vậy nên da cừu non cần phải bảo quản và chăm sóc đặc biệt để kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm.

2.2.2. Áo da cừu trưởng thành (Sheepskin)

Đặc điểm: Da cừu trưởng thành có độ dày từ 0,9 mm – 1,1 mm sau khi đã loại bỏ lớp lông. Khi soi dưới ánh nắng mặt trời, da sẽ có màu đen, bề mặt da có ánh màu hơi tím đỏ. Các lỗ chân lông trên da rõ ràng và cách đều nhau, có mùi thơm tự nhiên, mềm mại và ít thấm nước.

Ưu điểm: Một trong những đặc tính của da cừu là không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn, sâu bọ, nấm mốc. Da cừu trưởng thành có chất điều chỉnh nhiệt độ tự nhiên nên có thể vượt qua điều kiện thời tiết khắc nghiệt, kiểm soát độ ẩm giúp giữ ấm mùa đông, tỏa nhiệt mùa hè.

Nhược điểm: Áo da cừu có tính mềm mại, nên dễ bị tác động trầy xước, xuyên thủng bởi các vật thể khác. Giá thành cao, độ bền thấp, nhanh chóng bị mòn nên áo da cừu thường xuyên phải được chăm sóc và bảo quản kĩ càng.

3. So sánh áo da bò và da cừu dựa trên các tiêu chí

Để so sánh hai loại da bò và da cừu Gentleman đưa ra bảng theo các tiêu chí tiêu biểu cho bạn cái nhìn trực quan hơn.

Áo da bò Áo da cừu
Chất liệu Thuộc từ da bò. Thuộc từ da cừu.
Màu sắc Đa dạng. Đa dạng.
Đường vân
  • Vân tròn, cách đều nhau, nằm hoàn toàn tách biệt nhau.
  • Vân nổi, rõ ràng.
  • Có 2 – 4 vân chính hình vòng cung đan xen các lỗ nhỏ li ti xung quanh.
  • Không rõ vân, đều mịn.
Bề mặt da Thô, khi sờ có cảm giác sần sùi. Mịn màng, mượt mà.
Lỗ chân lông To, rõ ràng các hạt, các đường vân của da bò. Lỗ chân lông nhỏ li ti, mịn màng.
Độ dày 1.2 mm – 1.5 mm 1.2 mm – 1.4 mm
Độ dẻo dai Độ dẻo dai, đàn hồi cao. Độ đàn hồi cao.
Hình dáng áo Bụi bặm, nhấn nhiều chi tiết. Lịch lãm, đơn giản.
Độ bền Độ bền cao, khó bị rách. Sau một thời gian sử dụng càng đẹp hơn. Độ bền kém hơn áo da bò. Dễ bị trầy xước, rách nếu va chạm mạnh.
Khả năng giữ ấm Giữ nhiệt không tốt nhưng có khả năng cản gió cực tốt. Giữ nhiệt tốt, mang lại cảm giác ấm áp cho người sử dụng.
Mức giá 3 – 7 triệu đồng/áo 4.5 – 12 triệu đồng/áo

Đặt lên bàn cân so sánh, da bò và da cừu đều là những chất liệu được dùng từ những thế kỉ trước nên đều tốt và được sử dụng phổ biến.

Khi mua các loại áo khoác da, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, sở thích, tài chính mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn áo da bò hay áo da cừu cho trang phục của mình:

  • Đối tượng phù hợp với áo da bò: Những người thích sự mạnh mẽ, nam tính, bụi bặm; muốn có 1 chiếc áo cực bền, dáng thể thao và giữ form sau nhiều năm. Đó là phượt thủ, anh em tập thể hình, người di chuyển ngoài đường nhiều…
  • Đối tượng phù hợp với áo da cừu: Áo da cừu có tính thời trang, thích hợp với những người yêu cầu cao về độ thẩm mỹ, thích mặc nhẹ nhàng, thoải mái hàng ngày; đặc biệt là những người làm văn phòng, hay vận động nhiều…

Hướng dẫn chọn áo da phù hợp với cơ thể:

  • Áo ôm sát người; khi mặc áo phải nhìn thấy vai, tay, nách: Chú ý riêng với phần vai và nách áo là phần nối giữa vai và cánh tay, cho nên cần phải quan tâm đầu tiên khi mặc thử áo: có thoải mái không, có dễ cử động và không bị cộm không.

Bạn có thể tính dôi chiều rộng áo nếu bên trong bạn mặc áo len hay áo phông dày. Tay áo không nên ngắn trên cổ tay bởi khi giơ tay lên sẽ không đẹp. Tay áo nên dài từ 1- 2 cm so với cổ tay là vừa vặn.

  • Chiều dài của áo không nên che quá nửa hông: Vì nếu mặc áo quá dài, cơ thể bạn sẽ bị kéo lại và nhìn người trông thấp đi.

Khi thử áo, hãy kéo lên hết tất cả các loại khóa để đảm bảo bạn không bị khó chịu vì chật. Phần lưng cần ôm suông theo sống lưng, sườn áo cần phải phẳng. Tay áo không nên ngắn trên cổ tay bởi khi giơ tay lên sẽ không đẹp. Tay áo nên dài từ 1- 2 cm so với cổ tay là vừa vặn.

Hy vọng những thông tin hữu ích khi so sánh áo da bò và da cừu trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu và lựa chọn được chiếc áo da phù hợp với mình. Nếu còn thắc mắc hay muốn được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *